30-05-2023 - 20:42

Giải Lý lớp 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

Giải Lý lớp 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

Bài C1 (trang 63 SGK Vật Lý 7)

a. Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẫu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng

b.Đưa một kim loại nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết cực nào của nam châm bị hút, cực nào bị đẩy.

Lời giải:

a.

– Khi K hở -> chưa có dòng điện chạy qua mạch (cuộn dây điện) -> các mẫu sắt, đồng, nhôm không có hiện tượng gì xảy ra.

– Khi K đóng -> có dòng điện chạy qua mạch điện -> mẩu sắt bị hút về phía đầu cuộn dây còn đồng, nhôm thì không.

b.

– Khi đóng công tắc và đưa kim nam chậm lại gần một đầu của cuộn dây, thì một đầu của kim nam châm bị hút, còn đầu kia thì bị đẩy.

– Khi đảo đầu cuộn dây (hay đảo cực của nguồn điện) thì hiện tượng xảy ra ngược lại, nghĩa là đầu của kim nam châm bị hút ban nãy thì giờ đây lại bị đẩy, còn đầu bị dẩy thì bị hút về phía cuộn dây.

Kết luận:

1. Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là một nam châm điện. Xem thêm:  Giải Lý lớp 7 Bài 12: Độ to của âm

2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó cố khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép

Bài C2 (trang 64 SGK Vật Lý 7): Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông?

Lời giải:

Theo sơ đồ mạch điện ta thấy: Khi K đóng -> tạo thành mạch điện kín -> có dòng điện qua cuộn dây làm xuất hiện từ tính -> hút miếng sắt, đầu gõ chuông sẽ gõ vào chuông phát ra âm.

Bài C3 (trang 64 SGK Vật Lý 7): Ngay sau đó, mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sắt vào tiếp điểm.

Lời giải:

Khi miếng sắt bị hút về đầu cuộn dây đồng thời làm cho chỗ tiếp điểm bị hở -> ngắt dòng điện trong mạch làm mất từ tính của cuộn dây, lá thép đàn hồi sẽ kéo miếng sắt trở về tì vào tiếp điểm.

Bài C4 (trang 64 SGK Vật Lý 7): Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?

Lời giải:

Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm (nếu K còn đóng) -> mạch điện kín -> cuộn dây hút miếng sắt -> đầụ gõ chuông, lại gõ vào chuông phát ra âm. Lúc này ở chỗ tiếp điểm bị hở, dòng điện trong mạch bị ngắt, cuộn dây bị mất từ tính, lá thép đàn hồi sẽ kéo miếng sắt trở về tì vào tiếp điểm, mạch điện kín. Như vậy có sự đóng ngắt mạch điện tự động và liên tục tại tiếp điểm nên chuông điện reo liên tục khi công tắc đóng. Xem thêm:  Giải Lý lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Bài C6 (trang 64 SGK Vật Lý 7): Thỏi than nối với cực âm lúc trước đó có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu gì?

Lời giải:

Phần thỏi than gắn vào cực âm của nguồn điện biến đổi dần từ màu đen sang màu hơi đỏ gạch.

Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng.

Bài C7 (trang 65 SGK Vật Lý 7): Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Lời giải:

Đáp án C

Bài C8 (trang 65 SGK Vật Lý 7): Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm tê liệt thần kinh.

B. Làm quay kim nam châm

C. Làm nóng dây dẫn.

D. Hút các vụn giấy.

Lời giải:

Đáp án D