(trang 97 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.
Trả lời:
Những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp đã cải thiện tình hình nông nghiệp, kinh tế nhanh chóng phát triển, khắc phục được những khó khăn của đất nước và nhân dân sau chiến tranh.
(trang 98 sgk Lịch Sử 7): – Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ ?
Trả lời:
Thủ công nghiệp phát triển nhiều ngành nghề thủ công làng xã. Nhiều làng nghề, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương),….
(trang 98 sgk Lịch Sử 7): – Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ ?
Trả lời:
Đây là chủ trương tiến bộ, có quan tâm đến đời sống của nhân dân thỏa mãn phần nào yêu cầu của nhân dân giảm bớt bất công.
Bài 1 (trang 99 sgk Lịch sử 7): Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
Lời giải:
– Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước quan tâm và có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền, cấm giết trâu, bò, khai phá vùng đất ven biển… Xem thêm: Cảm nhận về người lính lái xe trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
– Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
– Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
→ Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định. Đó là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
Bài 2 (trang 99 sgk Lịch sử 7): Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào ?
Lời giải:
– Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.
– Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.