(trang 28 sgk Lịch Sử 7): – Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì ?
Trả lời:
Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc khẳng định người Việt có giang sơn riêng, bờ cõi riêng, nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc. Hoàng đế Đại Cồ Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng Đế.
(trang 29 sgk Lịch Sử 7): – Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời:
Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh:
– Ông lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
– Không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự dặt niên hiệu là Thái Bình.
– Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
– Cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống.
– Đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.
Những việc làm trên cho thấy Đinh Bộ Lĩnh đã nỗ lực củng cố, tăng cường vị thế độc lập và tự chủ của đất nước. Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước (so với Ngô Quyền) trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc. Xem thêm: Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)
(trang 29 sgk Lịch Sử 7): – Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua ?
Trả lời:
– Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ tuổi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính, một số tướng lĩnh dấy binh chống lại, nhân cơ hội đó nhà Tống lăm le xâm lược nước ta.
– Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước cần có người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống, Lê Hoàn đã được lòng người quy phục, quan lại đồng tình suy tôn ông lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.
(trang 30 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.
Trả lời:
(trang 31 sgk Lịch Sử 7): – Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.
Trả lời:
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao: cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống), giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ cảu nước Đại Cồ Việt.
Bài 1 (trang 31 sgk Lịch sử 7): Nhà Đinh đã làm những gì để xây dựng đất nước ?
Lời giải:
Nhà Đinh xây dựng đất nước:
– Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), định đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Xem thêm: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
– Không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự dặt niên hiệu là Thái Bình.
– Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng bộ máy chính quyền mới.
– Cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống.
– Đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.
Bài 2 (trang 31 sgk Lịch sử 7): Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.
Lời giải:
– Bộ máy cai trị ở trung ương : vua nắm mội quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.
– Chính quyền địa phương :cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.
– Xây dựng quân đội: 10 đạo quân và hai bộ phận cấm quân và quân địa phương.
Bài 3 (trang 31 sgk Lịch sử 7): Hãy trình bày cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.
Lời giải:
Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy :
– Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy và bộ tiến đánh nước ta.
– Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
– Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt. Quân Tống đại bại.