Câu 1: Dựa vào bảng số liệu 40.1 (SGK) và các tài liệu sưu tầm được, viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ.
Lời giải:
– Tiềm năng dầu khí của vùng.
– Sự phát triển của công nghiệp dầu khí.
– Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
* Thông tin về các khu vực phát triển dầu khí chủ yếu ở Việt Nam
– Bồn trũng Cửu Long: Hiện có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động, đó là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen – Sư tử Vàng cùng với hàng loạt các phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen,… hình thành khu vực sản xuất dầu và khí đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.
– Thềm lục địa Tây Nam: Ngoài mỏ Bunga – Kekwa, Cái Nước đang hoạt động, các mỏ khác như Bunga – Orkid, Raya – Seroja nằm trong khu vực phát triển chung với Ma-lai-xi-a, các phát hiện dầu khí gần đây như Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, U Minh, Khánh Mĩ (Lô 46/51), Kim Long (Lô B)… đang bước vào giai đoạn phát triển.
– Bồn trũng Nạm Côn Sơn: Ngoài mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ (Lô 06-1) đang khai thác, các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lô 05.2, 3), Rồng Đôi (Lô 11.2), Cá Chò (Lô 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thác. Xem thêm: Giải bài tập Tiếng Anh lớp 7 mới Unit 4: Music and arts
– Bồn trũng sông Hồng: Ngoài mỏ khí Tiền Hải đang hoạt động, các mỏ khác như mỏ khí sông Trà Lí, các phát hiện đầu khí ở B-10 ở đồng bằng sông Hồng, Hồng Long, 70km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi về việc tìm kiếm thăm dò tự lực nhóm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xác định trữ lượng, khai thác và vận chuyển vào bờ phục vụ phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.
* Thông tin vê sử dụng dầu khí:
– Chế biến dầu khí: làm khí hoá lỏng, phân bón.
– Công nghiêp sản xuất điện từ khí hỗn hơp.
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu 40.2 (SGK) hãy vẽ biểu đồ và nhận xét
Lời giải:
1, Xử lí số liệu
Đưa các số liệu đã có về dạng phần trăm (%)
Giá trị sản xuất công nghiệp 1995 2005 Tổng số 100,0 100,0 Nhà nước 38,8 24,1 Ngoài Nhà nước 19,7 23,4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,5 52,52) Nhận xét
Hướng dẫn:
– Làm rõ vai trò của các khu vực (Nhà nước, ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài) trong sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
– Bảng 2 cho thấy rõ vai trò của Đông Nam Bộ trong cơ cấu công nghiệp cả nước (nói chung và từng thành phần kinh tế nòi riêng).
Xem thêm: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu